DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN
Văn bản: Người lái đò sông Đà
GVBM: Cô Thu Trang
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp 12C2
Tiết học môn Ngữ văn trường THCS – THPT Hai Bà Trưng – Ngôi trường hạnh phúc – Top 5 trường Tư thục (nội trú, bán trú) chất lượng cao, Đào tạo IELTS – ROBOTIC – STEM Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối đa khả năng của người học. Trong đó, năng lực là tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy và học có sự đan xen, liên quan,… nhằm mục đích giúp người học chứng minh khả năng học tập thực sự của mình. Từ đây, các bạn có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập.
Đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện ở nhiều yếu tố:
- Mục tiêu dạy học: Đặt trọng tâm vào việc giúp học sinh giải quyết vấn đề thực tế từ các tình huống, giúp học sinh phát huy phẩm chất cá nhân.
- Nội dung dạy học: Nội dung phụ thuộc vào mục tiêu đầu ra về năng lực. Chú trọng các yêu cầu để học sinh có thể linh hoạt vận dụng vào mọi tình huống.
- Phương pháp dạy học: Học sinh được đặt trong vai trò làm chủ buổi học. Thầy cô chỉ thể hiện vai trò cố vấn, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn.
- Giáo án: Được thiết kế riêng và phụ thuộc vào khả năng của các nhóm học sinh thay cho việc một giáo án dùng chung như trước đây.
- Hình thức tổ chức dạy học: Đẩy mạnh hình thức hoạt động, đưa vào các tình huống cần giải quyết để giúp người học có cơ hội tìm tòi, khám phá.
- Môi trường học tập: Không gian linh hoạt, cởi mở. Lớp học có thể diễn ra ngoài trời như công viên, hoặc các phòng chức năng như phòng lab, phòng thí nghiệm, hội trường lớn,…
- Đánh giá kết quả: Tiêu chí đánh giá thể hiện chuẩn đầu ra môn học, khả năng vận dụng vào thực tiễn. Người học được tự đánh giá và đưa ra ý kiến dựa trên các tiêu chí rõ ràng cũng như đánh giá từ phía giáo viên.
Việc dạy học phát triển năng lực còn có nhiều ý nghĩa quan trọng tác động đến quá trình phát triển của học sinh như sau:
- Giúp khơi gợi hứng thú, nhu cầu, cá tính,… của mỗi học sinh.
- Mở rộng định hướng, nâng cao khả năng thực hành, hợp tác, phản biện, sáng tạo,…
- Phát huy khả năng làm việc cá nhân và tính tự giác của mỗi học sinh.
- Hình thành kĩ năng đáp ứng những đòi hỏi của đổi mới kiểm tra đánh giá trong thời kỳ mới.
- Thúc đẩy tiến độ học tập, rút ngắn các lộ trình học tập dàn trải.
- Tối ưu hóa thời gian dạy và học, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả giáo viên và học sinh.